VNPT logo

Truyền thống lịch sử

  SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ
  • PHẦN III: PHỤC VỤ CÔNG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM (1954 – 1975)  (20/12/2010)

  • Sau thời kỳ đen tối do chính sách tố cộng, diệt cộng theo lối tát nước bắt cá của Mỹ Ngụy. Cách mạng miền Nam trong đó có Thừa Thiên Huế đã được phục hồi phát triển với phong trào đồng khởi vũ trang, phá ách kìm kẹp của địch. Trong sự lớn mạnh của phong trào cách mạng chung ấy, hệ thống đường dây thông tin liên lạc, giao thông liên lạc phục vụ cách mạng ở TT-Huế cũng được duy trì hoạt động với nhiều hình thức phong phú đa dạng và hiệu quả. Trong điều kiện chiến tranh đầy khốc liệt, hy sinh gian khổ thiếu thốn đủ điều, Bưu điện Thừa Thiên Huế đã tái lập đài vô tuyến điện vào cuối năm 1959 đầu năm 1960. Tăng khả năng thông tin liên lạc, phối hợp công tác chỉ đạo kháng chiến giữa Tỉnh uỷ với Khu 5, với Trung ương Cục miền Nam và Trung ương Đảng ở Hà Nội. Đặc biệt thông tin vô tuyến điện đã phục vụ đắc lực trong chiến dịch tấn công nổi dậy mùa Xuân năm 1968 ở Huế. Một lần nữa, cán bộ - nhân viên Bưu điện TT-Huế lại phát huy tinh thần dũng cảm, sáng tạo tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

     

     

    Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng giao thông liên lạc TT-Huế không những chuyển phát công văn, tài liệu, đưa đón hướng dẫn cán bộ, bộ đội đi công tác, hành quân chiến đấu mà còn tổ chức tốt các tuyến trạm, chuyển tiếp quân, lương, vũ khí, khí tài, kỹ thuật phục vụ chiến đấu.

     

    Khi đường dây 559 được thiết lập, đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn được mở ra để tăng cường sức người, sức của cho chiến trường miền Nam, Thừa Thiên Huế trở thành nhịp cầu nối hai miền Nam Bắc. Hoạt động giao thông liên lạc ở Thừa Thiên Huế có bước chuyển mới cả về chất lượng, số lượng và hình thức hoạt động.

     

    Trong điều kiện chiến tranh đầy khốc liệt, hy sinh gian khổ thiếu thốn đủ điều, Bưu điện TT-Huế đã tái lập đài vô tuyến điện vào cuối năm 1959 đầu năm 1960. Như vậy, đã tăng khả năng thông tin liên lạc, phối hợp công tác chỉ đạo kháng chiến giữa Tỉnh ủy với khu V với Trung ương Cục miền Nam, Trung ương Đảng ở Hà Nội. Đặc biệt là thông tin vô tuyến điện đã phục vụ đắc lực trong chiến dịch tấn công nổi dậy mùa Xuân năm 1968 ở Huế.

     

    Một lần nữa cán bộ nhân viên Bưu điện TT-Huế lại phát huy tinh thần dũng cảm, sáng tạo, tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày 26-3-1975, cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tung bay trên cột cờ Phu Văn Lâu, báo hiệu Huế đã được giải phóng.